Tùy thuộc vào từng dự án mà nguồn tài chính cung cấp cho việc thực hiện dự án có thể rất đa dạng, với quy mô và độ phức tạp khác nhau, và lôi kéo sự tham gia của nhiều chủ thể và nhiều bên hữu quan.
Nội dung nổi bật
Có nhiều nguồn tài chính cho các dự án PPP chứ không chỉ đơn giản đến từ 2 đối tác là nhà nước và nhà đầu tư, chẳng hạn
-Nguồn góp vốn dưới dạng vốn cổ phần của các nhà bảo trợ dự án và công ty thực hiện dự án
- Nguồn đến từ các nguồn vay nợ, dưới dạng vay thương mại, phát hành trái phiếu…
- Nguồn dưới dạng bảo lãnh hay thư tín dụng của ngân hàng
-Nguồn tài chính thứ tư là từ thị trường trái phiếu và chứng khoán
Nghị định 15/2015/NĐ-TTg ban hành mới đây đã dọn đường thúc đẩy sự tham gia của vốn tư nhân, bên cạnh đối tác là nhà nước, trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Tuy vậy, nguồn tài chính cho các dự án PPP không chỉ đơn giản đến từ 2 bên đối tác của dự án PPP là nhà nước và nhà đầu tư như thường quan niệm. Trên thực tế, tùy thuộc vào từng dự án mà nguồn tài chính cung cấp cho việc thực hiện dự án có thể rất đa dạng, với quy mô và độ phức tạp khác nhau, và lôi kéo sự tham gia của nhiều chủ thể và nhiều bên hữu quan.
Nguồn tài chính đầu tiên phải kể đến là phần góp vốn dưới dạng vốn cổ phần của các nhà bảo trợ dự án và công ty thực hiện dự án. Những đối tác góp vốn cổ phần có thể là những bên tham gia vào dự án, các nhà đầu tư địa phương, chính phủ nước sở tại, nhà tài trợ, chính phủ các nước khác có quan tâm, có quyền lợi liên quan, các nhà đầu tư tổ chức, và các tổ chức song phương và đa phương.
Vốn cổ phần là điều kiện tiên quyết để cho các nhà cho vay thực hiện việc rót vốn vay, theo đó vốn cổ phần phải được hình thành/trả trước (có thể theo tiến độ ) để cho thấy rõ mức độ cam kết của các bên đối tác trong dự án, cũng như tính khả thi của dự án v.v… thì các nhà cho vay, các chủ nợ tiềm năng mới giải ngân các khoản vay của mình.
Nguồn tài chính thức hai đến từ các nguồn vay nợ, dưới dạng vay thương mại, cho vay từ các nhà đầu tư tổ chức, từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, từ các tổ chức song phương và đa phương, từ việc phát hành trái phiếu dự án, và đôi khi từ chính phủ sở tại v.v… Việc trả nợ vay thường được ràng buộc về lãi suất (thả nổi hay cố định) và theo chương trình trả nợ định kỳ.
Các ngân hàng thương mại thường được ưa chuộng hơn với tư cách là nhà cung cấp vốn vay dài hạn, do các ngân hàng này thường uyển chuyển hơn trong việc đàm phán lại các khoản vay, cũng như trong việc đối phó với các tình huống mới hay bất ngờ xảy ra. Ngược lại, các chủ nợ nắm giữ trái phiếu dự án thì thường không có được những sự uyển chuyển này.
Các nhà cung cấp các thiết bị cũng có thể là một trong số các chủ nợ của dự án, bằng cách tài trợ cho công ty dự án để họ mua thiết bị của mình, nhiều khi với những điều kiện rất hấp dẫn. Tương tự như vậy, các nhà cho thuê tài chính mua tài sản về rồi cho thuê lại công ty dự án với chi phí cạnh tranh.
Các ngân hàng có thể cho vay riêng lẻ hoặc hợp sức với nhau để cho công ty dự án vay một khoản vay hợp vốn (syndicated loan) có quy mô lớn nhằm vừa kiểm soát được nguồn tín dụng cho vay vừa chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng.
Nguồn tài chính thứ ba nằm ở dưới dạng bảo lãnh hay thư tín dụng của ngân hàng. Nhờ có các bảo lãnh và thư tín dụng từ phía ngân hàng, các đối tác, ví dụ nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, sẽ nhận ngay được tiền thanh toán từ công ty dự án, trong khi công ty dự án không cần phải thu xếp tiền sẵn sang cho thanh toán thì mới nhận được các hàng hóa và dịch vụ đó.
Nguồn tài chính thứ tư là từ thị trường trái phiếu và chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu cho phép, ví dụ, công ty dự án tiếp cận trực tiếp được với các cá nhân và tổ chức nắm giữ vốn mà không cần phải thông qua kênh trung gian là các ngân hàng thương mại. Thông thường, vào giai đoạn ban đầu của dự án thì việc phát hành trái phiếu không được thuận lợi do nhà đầu tư chưa tin tưởng vào khả năng hoàn thành dự án. Nhưng một khi rủi ro hoàn thành dự án đã giảm thiểu thì việc phát hành trái phiếu để huy động trở nên phổ biến.
Lợi ích của việc phát hành trực tiếp các công cụ nợ này là lãi suất thường thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, có kỳ hạn vay dài hơn (điều rất thuận lợi cho các dự án có vòng đời dài). Ngược lại, trái phiếu có những bất lợi như phải trả lãi ngay từ ngày phát hành cho đến hết kỳ hạn của nó (bất kể người phát hành đã giải ngân, dùng đến vốn huy động hay chưa); trái phiếu không có tính uyển chuyển như các khoản vay ngân hàng (trong việc nhà phát hành thương lượng lại với chủ nợ).
Ngoài ra, các đối tác của dự án có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình vào dự án có liên quan. Khác với trái phiếu, nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phần không phải trả lãi, và không có thời hạn thanh toán.
TS. Phan Minh Ngọc
Nội dung nổi bật
Có nhiều nguồn tài chính cho các dự án PPP chứ không chỉ đơn giản đến từ 2 đối tác là nhà nước và nhà đầu tư, chẳng hạn
-Nguồn góp vốn dưới dạng vốn cổ phần của các nhà bảo trợ dự án và công ty thực hiện dự án
- Nguồn đến từ các nguồn vay nợ, dưới dạng vay thương mại, phát hành trái phiếu…
- Nguồn dưới dạng bảo lãnh hay thư tín dụng của ngân hàng
-Nguồn tài chính thứ tư là từ thị trường trái phiếu và chứng khoán
Nghị định 15/2015/NĐ-TTg ban hành mới đây đã dọn đường thúc đẩy sự tham gia của vốn tư nhân, bên cạnh đối tác là nhà nước, trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Tuy vậy, nguồn tài chính cho các dự án PPP không chỉ đơn giản đến từ 2 bên đối tác của dự án PPP là nhà nước và nhà đầu tư như thường quan niệm. Trên thực tế, tùy thuộc vào từng dự án mà nguồn tài chính cung cấp cho việc thực hiện dự án có thể rất đa dạng, với quy mô và độ phức tạp khác nhau, và lôi kéo sự tham gia của nhiều chủ thể và nhiều bên hữu quan.
Nguồn tài chính đầu tiên phải kể đến là phần góp vốn dưới dạng vốn cổ phần của các nhà bảo trợ dự án và công ty thực hiện dự án. Những đối tác góp vốn cổ phần có thể là những bên tham gia vào dự án, các nhà đầu tư địa phương, chính phủ nước sở tại, nhà tài trợ, chính phủ các nước khác có quan tâm, có quyền lợi liên quan, các nhà đầu tư tổ chức, và các tổ chức song phương và đa phương.
Vốn cổ phần là điều kiện tiên quyết để cho các nhà cho vay thực hiện việc rót vốn vay, theo đó vốn cổ phần phải được hình thành/trả trước (có thể theo tiến độ ) để cho thấy rõ mức độ cam kết của các bên đối tác trong dự án, cũng như tính khả thi của dự án v.v… thì các nhà cho vay, các chủ nợ tiềm năng mới giải ngân các khoản vay của mình.
Nguồn tài chính thức hai đến từ các nguồn vay nợ, dưới dạng vay thương mại, cho vay từ các nhà đầu tư tổ chức, từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu, từ các tổ chức song phương và đa phương, từ việc phát hành trái phiếu dự án, và đôi khi từ chính phủ sở tại v.v… Việc trả nợ vay thường được ràng buộc về lãi suất (thả nổi hay cố định) và theo chương trình trả nợ định kỳ.
Các ngân hàng thương mại thường được ưa chuộng hơn với tư cách là nhà cung cấp vốn vay dài hạn, do các ngân hàng này thường uyển chuyển hơn trong việc đàm phán lại các khoản vay, cũng như trong việc đối phó với các tình huống mới hay bất ngờ xảy ra. Ngược lại, các chủ nợ nắm giữ trái phiếu dự án thì thường không có được những sự uyển chuyển này.
Các nhà cung cấp các thiết bị cũng có thể là một trong số các chủ nợ của dự án, bằng cách tài trợ cho công ty dự án để họ mua thiết bị của mình, nhiều khi với những điều kiện rất hấp dẫn. Tương tự như vậy, các nhà cho thuê tài chính mua tài sản về rồi cho thuê lại công ty dự án với chi phí cạnh tranh.
Các ngân hàng có thể cho vay riêng lẻ hoặc hợp sức với nhau để cho công ty dự án vay một khoản vay hợp vốn (syndicated loan) có quy mô lớn nhằm vừa kiểm soát được nguồn tín dụng cho vay vừa chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng.
Nguồn tài chính thứ ba nằm ở dưới dạng bảo lãnh hay thư tín dụng của ngân hàng. Nhờ có các bảo lãnh và thư tín dụng từ phía ngân hàng, các đối tác, ví dụ nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, sẽ nhận ngay được tiền thanh toán từ công ty dự án, trong khi công ty dự án không cần phải thu xếp tiền sẵn sang cho thanh toán thì mới nhận được các hàng hóa và dịch vụ đó.
Nguồn tài chính thứ tư là từ thị trường trái phiếu và chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu cho phép, ví dụ, công ty dự án tiếp cận trực tiếp được với các cá nhân và tổ chức nắm giữ vốn mà không cần phải thông qua kênh trung gian là các ngân hàng thương mại. Thông thường, vào giai đoạn ban đầu của dự án thì việc phát hành trái phiếu không được thuận lợi do nhà đầu tư chưa tin tưởng vào khả năng hoàn thành dự án. Nhưng một khi rủi ro hoàn thành dự án đã giảm thiểu thì việc phát hành trái phiếu để huy động trở nên phổ biến.
Lợi ích của việc phát hành trực tiếp các công cụ nợ này là lãi suất thường thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, có kỳ hạn vay dài hơn (điều rất thuận lợi cho các dự án có vòng đời dài). Ngược lại, trái phiếu có những bất lợi như phải trả lãi ngay từ ngày phát hành cho đến hết kỳ hạn của nó (bất kể người phát hành đã giải ngân, dùng đến vốn huy động hay chưa); trái phiếu không có tính uyển chuyển như các khoản vay ngân hàng (trong việc nhà phát hành thương lượng lại với chủ nợ).
Ngoài ra, các đối tác của dự án có thể phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình vào dự án có liên quan. Khác với trái phiếu, nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phần không phải trả lãi, và không có thời hạn thanh toán.
TS. Phan Minh Ngọc
No comments:
Post a Comment